Tra Cứu Thần Số Học

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị phimssex

【phimssex】Thống đốc NHNN nói rõ lý do gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỉ bị ế

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa gửi đại biểu Quốc hội báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 62 năm 2022 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV (tháng 6.2022).

Thống đốc NHNN nói lý do gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỉ bị ế - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo tại Quốc hội

GIA HÂN

Liên quan tới nhiệm vụ triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% khoảng 40.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nằm trong chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã tích cực triển khai đồng bộ với tinh thần quyết liệt và khẩn trương.

Kết quả, đến cuối tháng 3, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng đạt 327 tỉ đồng cho gần 1.900 khách hàng, tương đương khoảng 0,82% tổng nguồn lực khoảng 40.000 tỉ đồng đã được Quốc hội quyết định.

Số dự kiến không sử dụng hết là 37.430 tỉ đồng. Trong đó, năm 2022 là 15.900 tỉ đồng, năm 2023 là 21.530 tỉ đồng.

Lý giải nguyên nhân kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất rất thấp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đưa ra nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu liên quan tới đối tượng hỗ trợ.

Theo Thống đốc, một số đối tượng đủ điều kiện nhưng từ chối nhận hỗ trợ lãi suất do lo ngại thanh tra, kiểm tra, nhất là các doanh nghiệp.

Khách hàng cũng lo ngại trong trường hợp sau này bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất thì rất khó xử lý, vì lúc đó số tiền này đã hạch toán lợi nhuận/chia cổ tức cho cổ đông.

"Thực tế, một số khách hàng đã được nhận hỗ trợ lãi suất, song hiện đã chủ động hoàn trả ngân hàng thương mại toàn bộ số tiền lãi đã được hỗ trợ lãi suất", báo cáo nêu rõ.

Lo ngại bị đánh giá trục lợi chính sách

Về cơ chế chính sách, bà Hồng cho biết, ngân hàng thương mại và khách hàng gặp khó khăn trong đánh giá tiêu chí "có khả năng phục hồi" để hưởng gói hỗ trợ.

Khách hàng mặc dù có khả năng trả nợ, song cũng không dám khẳng định "có khả năng phục hồi" (thường được thể hiện thông qua các tiêu chí định lượng như: doanh thu, sản lượng, lợi nhuận tăng hoặc các tiêu chí định tính như đánh giá diễn biến, chiều hướng kinh doanh của khách hàng) vì các đánh giá này là rất khó trong bối cảnh hiện nay.

Trường hợp khẳng định hoặc đánh giá các tiêu chí doanh thu, sản lượng, lợi nhuận tăng nhưng thực tế do tác động của nhiều yếu tố bất định dẫn tới các chỉ số này không tăng thì các ngân hàng thương mại và khách hàng e ngại sẽ bị các cơ quan thanh tra, kiểm tra sau này đánh giá trục lợi chính sách.

Bà Hồng cũng cho hay, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh không có đăng ký hộ kinh doanh theo quy định nên không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Một nguyên nhân khác là một số khách hàng có năng lực tài chính, có lịch sử tín dụng tốt, được các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi nên từ chối nhận hỗ trợ lãi suất.

Bên cạnh đó, một số khách hàng xuất khẩu lựa chọn vay USD nên không thuộc đối tượng hỗ trợ; một số khách hàng đã được hỗ trợ theo các chương trình tín dụng của ngân sách địa phương... cũng là các lý do bà Hồng đưa ra lý giải tỷ lệ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỉ đồng chỉ 0,82%.

Trong khi đó, trong một báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội hồi cuối tháng 4 vừa qua, Liên đoàn Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022 cho thấy có tới 56,7% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay hỗ trợ lãi suất. Trong đó, khó đáp ứng điều kiện cho vay là rào cản chính.

Xem nhanh 12h ngày 6.5: Những lần gia hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng | Sắp xét xử “đại gia điếu cày”

Duy trì "room" tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Đối với yêu cầu nghiên cứu hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc điều hành hạn mức tín dụng một cách hành chính như hiện nay trong Nghị quyết 62 của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, hiện nay, áp lực lạm phát gia tăng gây thách thức rất lớn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế, vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Chính vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Bà Hồng nhấn mạnh, việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, có lộ trình thích hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap